Một số lưu ý khi nhảy dây giúp tăng cường sức khỏe của bạn

Tiếp đất bằng mũi bàn chân khi nhảy dây

Nhảy dây là môn thể dục tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe cho mọi người. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả luyện tập tối ưu, bạn cần biết được những lưu ý khi nhảy dây. Cùng theo dõi bài viết hôm nay để hiểu rõ hơn nhé!

Những lưu ý khi nhảy dây

Trước khi bắt tay vào luyện tập, bạn cần phải nắm rõ những lưu ý khi nhảy dây để vừa giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả nhất vừa tránh được những chấn thương đáng tiếc. 

Lưu ý khi chọn trang phục, loại dây nhảy

  • Trang phục để nhảy dây nên chọn chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi tốt. Chọn mặc những bộ đồ có sự co giãn để giúp vận động thoải mái. Giày nhảy thì nên chọn loại có chất liệu mềm, thấm hút tốt, trọng lượng nhẹ. Đặc biệt nên chọn loại có phần đế giảm lực và chống trượt để giảm tác động lên chân, hạn chế bị trượt chân, trẹo chân trong lúc bật nhảy.
  • Chọn dây nhảy: Dây nhảy có nhiều loại như dây dù, dây nhựa, dây nhảy chuỗi hạt, dây cáp bọc nhựa… Mỗi loại dây có những ưu, nhược điểm cũng như giá thành khác nhau. Tùy vào đối tượng nhảy là trẻ em, người lớn, huấn luyện viên chuyên nghiệp…để chọn loại dây phù hợp.
Chọn loại dây nhảy phù hợp
Chọn loại dây nhảy phù hợp

Về kỹ thuật – lưu ý quan trọng nhất khi nhảy dây

  • Tùy vào thể trạng, tình hình sức khỏe của bản thân mà chọn cường độ tập phù hợp. Khi mới bắt đầu, hãy tập với cường độ thấp, vừa sức và tập những bài đơn giản. Khi đã quen thì tăng dần cường độ lên và có thể tập những kiểu nhảy đòi hỏi sức bền và kỹ thuật khó hơn.
  • Khởi động kỹ trước khi bắt đầu bài tập nhảy dây, đặc biệt là các phần khớp cổ chân, khớp háng, khớp gối, khớp cổ tay. Điều này giúp cơ thể làm quen với sự vận động cũng như tránh được chấn thương khi nhảy. Sau khi tập xong cần thực hiện các bài tập giãn cơ để tránh bị đau nhức sau khi tập, tăng hiệu quả của bài tập.
  • Một lưu ý khi nhảy dây rất quan trọng nữa đó là tư thế đặt tay khi nhảy. Tư thế đúng đó là xoay cổ tay để điều chỉnh dây và nhịp nhảy. Không nên dùng cả cánh tay hoặc vai để quay dây. Điều này sẽ làm bạn nhanh mất sức và nhịp dây sẽ không đều. Khi tiếp đất thì nên dùng mũi bàn chân, không nên dùng cả bàn chân sẽ làm tốc độ nhảy của bạn bị chậm, nhanh bị xuống sức.
  • Nhịp điệu nhảy cũng là lưu ý hết sức quan trọng. Trong suốt quá trình tập, bạn nên thường xuyên thay đổi tốc độ. Ví dụ bạn sẽ nhảy đều trong khoảng 1 phút rồi dừng lại, sau đó là nhảy nhanh trong 1 phút, rồi giảm tốc độ nhảy chậm lại. 
Tiếp đất bằng mũi bàn chân khi nhảy dây
Tiếp đất bằng mũi bàn chân khi nhảy dây

Xem thêm: Hướng dẫn cách nhảy dây tăng chiều cao hiệu quả

Dinh dưỡng cho người luyện tập nhảy dây

  • Dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả luyện tập. Với người tập luyện nhảy dây cần chú ý ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, đặc biệt là bữa sáng. Ngoài 3 bữa chính nên ăn thêm 2 – 3 bữa phụ. Bữa phụ có thể ăn trước hoặc sau khi luyện tập nhảy dây khoảng 90 phút. 
  • Khẩu phần ăn phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, protein, chất béo, chất xơ và các vitamin, khoáng chất. Tránh xa các loại đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, chứa cồn, chứa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Cần đảm bảo uống đủ từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.
Nhảy dây
Nhảy dây

Bài viết đã chia sẻ tới các bạn một số lưu ý khi nhảy dây. Để mang lại hiệu quả luyện tập tốt nhất bạn cần nắm vững nhé. Bạn còn băn khoăn hay có câu hỏi nào không? Hãy để lại comment bên dưới nhé!

Bạn tham khảo thêm một số sản phẩm hỗ trợ quá trình luyện tập sau đây nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *